.

2.5.21

Giới thiệu Bộ môn Kỹ thuật Hạ tầng



GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng (tiền thân là Bộ môn Máy bơm và Trạm bơm được thành lập từ tháng 10/1962) có lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm. Tên gọi của Bộ môn được thay đổi nhiều lần theo các giai đoạn lịch sử, năm 2019 Bộ môn được đổi tên thành “Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng". Hiện Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng có 8 cán bộ và 1 cộng tác viên tham gia vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh hạ tầng thủy lợi, giao thông và dân dụng.

Các giảng viên của Bộ môn đang giảng dạy 15 môn học cho hệ đại học ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, ngành quản lý xây dựng và ngành kỹ thuật môi trường. Với hệ đào tạo hệ thạc sĩ và tiến sĩ, Bộ môn đang giảng dạy 03 môn học cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước và ngành Kỹ thuật cấp thoát nước.

Bên cạnh công tác giảng dạy, giảng viên của Bộ môn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia các đề tài khoa học, tư vấn thiết kế xây dựng công trình. Thành quả đạt được là những công trình khoa học được công bố trong các tạp chí khoa học trong nước, một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Trong lĩnh vực phục vụ sản xuất, cán bộ của bộ môn đã chủ trì, tham gia nhiều dự án thiết kế xây dựng nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật và được đánh giá cao.

DANH MỤC CÁN BỘ

TT

Họ tên

Học hàm, học vị

Công tác từ năm

Ghi chú

1

  Lưu Văn Quân

  TS

 2001

  Trưởng BM

2

  Nguyễn Tiến Thái

  TS

1999

  Phó Trưởng BM

3

  Phạm Đức Thanh

  TS

2008

 

4

  Lê Phương Đông

  TS

 2007

 

5

  Đào Thị Huệ

  TS

 2013

 

6

  Vũ Thị Doan

  NCS

 2011

 

7

  Hoàng Văn Trường

  NCS.Ths

2008

 

8

  Lưu Quỳnh Hường

  TS

2009

 

  Nguyễn Tuấn Anh

  PGS.TS

 1997

  Cộng tác viên

 

ĐÀO TẠO

Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng tham gia đào tạo Kỹ sư cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, ngành Quản lý xây dựng và ngành Kỹ thuật môi trường. Tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Kỹ thuật tài nguyên nước và ngành Kỹ thuật cấp thoát nước.

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

Các hướng nghiên cứu và phục vụ sản xuất

  1. Nghiên cứu về quy hoạch phát triển và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước ở các vùng, các lưu vực sông; đề xuất giải pháp cấp nước, tạo nguồn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp.
  2. Nghiên cứu về quy hoạch, quản lý, thiết kế, các giải pháp về hạ tầng giao thông trong điều kiện phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
  3. Nghiên cứu các giải pháp tiêu cho nông nghiệp, đô thị và vùng hỗn hợp nông nghiệp + đô thị, các giải pháp cấp nước và thoát nước phục vụ diêm sinh, nuôi trồng thủy sản…
  4. Đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực diêm nghiệp, thủy lợi.
  5. Rà soát, xây dựng mới các tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi.
  6. Nghiên cứu chọn cao trình nền xây dựng tối thiểu cho thành phố HN thích ứng với biến đổi khí hậu.             
  7. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn và bảo vệ nguồn nước để thích ứng với biến đổi khí hậu.
  8. Nghiên cứu mở rộng và kết nối giao thông về phía Tây sân bay Đà Nẵng để phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách nhằm giảm tải cho phía đô thị trung tâm thành phố.

Một số công việc đã thực hiện

  1. Về tư vấn thiết kế: Đã thiết kế hệ thống tưới và tiêu (các hạng mục gồm: trạm bơm, kênh mương, công trình trên kênh), hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất rau an toàn, hạ tầng kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản. Các dự án kè sông, kè biển, cấp nước sinh hoạt, đường cứu hộ dọc đê,…
  2. Về tư vấn giám sát: Giám sát các công trình kè sông – biển, các công trình trạm bơm (TB Ngoại độ, TB Yên Nghĩa, 3 trạm bơm tiêu HN…).
  3. Về các đề tài: Đề tài cấp nước cho diêm sinh, nghiên cứu sử dụng máy bơm cho đồng bằng sông Cửu Long, tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung, tiêu nước cho vùng hỗn hợp nông nghiệp + đô thị.
  4. Về xây dựng tiêu chuẩn: Đã xây dựng Tiêu chuẩn kỹ thuật: Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật thiết kế trạm bơm điện vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  5. Về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Nghiên cứu các giải pháp công trình, phi công trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Lập phương án phòng chống lũ lụt cho hạ du hồ chứa, kiểm định an toàn hồ đập…

CƠ SỞ VẬT CHẤT 

Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng có 1 phòng thí Máy bơm và trạm bơm dùng để phục vụ việc thí nghiệm, thực hành về Máy bơm và Trạm bơm cho sinh viên theo học các ngành có liên quan.

BÀI BÁO, SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN

Danh mục sách và giáo trình đã xuất bản

  1. Giáo trình Máy bơm và Trạm bơm 2 tập 300 trang
  2. Giáo trình Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp 180 trang
  3. Giáo trình Công trình giếng khai thác nước ngầm 80 trang
  4. Giáo trình Bài tập và Đồ án môn học Máy bơm và Trạm bơm 160 trang
  5. Sổ tra cứu Máy bơm 177 trang
  6. Hướng dẫn thí nghiệm máy bơm 30 trang

CÁC MÔN HỌC

  TT   

Tên môn học

  Ngành học  

  Số lớp  

  Đề cương chi tiết  

1

  Kỹ thuật hạ tầng giao thông

H, N

3

Xem đề cương

2

  Tin học ứng dụng cho ngành Kỹ thuật CSHT

H

1

Xem đề cương

3

  Giới thiệu TK CT dân dụng và công nghiệp

H

1

Xem đề cương

4

  Thiết kế công trình công cộng

H

1

Xem đề cương

5

  Máy bơm và trạm bơm

H, N

3

Xem đề cương

6

  Quy hoạch đô thị

H, N

3

Xem đề cương

7

  Thiết kế công trình giao thông 1

H

1

Xem đề cương

8

  Thiết kế công trình giao thông 2

H

1

Xem đề cương

9

  Đồ án thiết kế công trình giao thông 1

H

1

Xem đề cương

10

  Đồ án thiết kế công trình công cộng

H

1

Xem đề cương

                                             (H = Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, N = Kỹ thuật tài nguyên nước)

LIÊN HỆ

BỘ MÔN KỸ THUẬT HẠ TẦNG

Phòng 315-A1, Đại học Thủy lợi.

ĐT Bộ môn: (0.24) 3.563.6470

ĐT Trưởng BM: 09.12.12.76.76